[Vật Lí 8] - Bài kiểm tra 45 phút chương Nhiệt học
Cập nhật: 17/5/2019 | 8:26:51 PM
Bài kiểm tra giúp các em ôn tập lại các công thức và lý thuyết cơ bản của chương nhiệt học...
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
VẬT LÍ 8
Họ và tên: ……………………………………….
Lớp : …..
I. TRẮC NGHIỆM (5đ): Chọn phương án đúng trong các câu sau (mỗi câu 0,5 điểm )
Câu 1.Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt bởi vì:
A. Vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ.
B. Phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động.
C. Chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật.
D. Chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt học.
Câu 2. Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là:
A. Khối khí được nung nóng.
B. Vận tốc các phân tử khí không như nhau.
C. Nồng độ phân tử trong khối khí không đồng đều.
D. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
Câu 3. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
A. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
B. Từ cơ năng sang cơ năng.
C. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 4. Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần?
A. Bạc - nhôm - thép - thủy tinh - nước - gỗ.
B. Bạc - thủy tinh - nhôm - thép - nước - gỗ.
C. Bạc - nhôm - gỗ - thép - thủy tinh - nước.
D. Bạc - thép - thủy tinh - nhôm - nước - gỗ.
Câu 5. Người ta cung cấp cho 5lít nước một nhiệt lượng là Q = 600kJ. Cho nhiệt dung riêng của nước là C = 4190J/kg.độ. Hỏi nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ?
A. Nóng thêm 30,7 oC.
B. Nóng thêm 34,7 oC.
C. Nóng thêm 28,7 oC.
D. Nóng thêm 32,7 oC.
Câu 6. Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20 oC lên 50 oC là bao nhiêu?
A. Q = 57000kJ.
B. Q = 5700J.
C. Q = 5700kJ.
D. Q = 57000J.
Câu 7. Một vật làm bằng kim loại có khối lượng m = 10kg khi hấp thụ một nhiệt lượng 117kJ thì nhiệt độ của vật tăng lên thêm 30 oC. Vật đó làm bằng kim loại gì?
A. nhôm.
B. sắt.
C. đồng.
D. chì.
Câu 8. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80 oC xuống 20 oC. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ?
A. Q = 11400J; Δt = 54,3 oC.
B. Q = 11400J; Δt = 5,43 oC.
C. Q = 114000J; Δt = 5,43 oC.
D. Q = 1140J; Δt = 5,43 oC.
Câu 9. Một học sinh thả 300g chì ở 100 oC vào 250g nước ở 58,5 oC làm cho nước nóng tới 60 oC. Theo số liệu ở trên, nhiệt dung riêng của chì là giá trị nào trong các giá trị sau:
A. C = 1312,5J/kg.K.
B. C = 131,25J/kg.K.
C. C = 1312,5J/kg.
D. C = 131,25J/kg.
Câu 10. Biết rằng cần phải tốn 0,25kg dầu hỏa mới làm cho 4,2lít nước từ 16 oC nóng tới 96oC. Cho năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là q = 44.106J/kg. Hiệu suất của bếp dầu có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. H = 12,83%.
B. H = 13,83%.
C. H = 11,83%.
D. Một kết quả khác.
II. TỰ LUẬN (5đ)
Bài 1. Bỏ 100g nước đá ở t1 = 0 0C vào 300g nước ở t2 = 20 0C .
- Nước đá có tan hết không?
- Nếu không hãy tính khối lượng đá còn lại?
Cho nhiệt độ nóng chảy của nước đá là l = 3,4.105 J/kgK và nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kgK
Bài 2.
- Tính lượng dầu cần để đun sôi 2 lít nước ở 20 0C đựng trong ống bằng nhôm có khối lượng 200g. Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là c1 = 4200 J/kgK và c1 = 880 J/kgK, năng suất toả nhiệt của dầu là q = 44. 106 J/kgK và hiệu suất của bếp là 30%.
- Cần đun thêm bao lâu nữa thì nước hóa hơi hoàn toàn. Biết bếp dầu cung cấp nhiệt một cách đều đặn và kể từ lúc đun cho đến khi sôi mất thời gian 25 phút. Biết nhiệt hoá hơi của nước là L = 2,3.106 J/kg.
Note: Các em tải file đầy đủ ở mục Download