Chào mừng Quý Thầy Cô, Quý Phụ Huynh cùng các em học sinh đến với CASESTUDY24H!
Banner 02
Banner 01
Banner 03

NGÀNH HOT 2021: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ ?

Cập nhật: 29/8/2021 | 11:02:11 AM

Hiện nay, nhân sự Thương mại điện tử đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Nhưng còn nhiều em học sinh lớp 12 vẫn còn đang băn khoăn không rõ thương mại điện tử là ngành gì và khi ra trường thì sẽ làm nghề gì ? Do đó, khi trả lời được câu hỏi này và để giúp các em hoàn toàn tự tin đăng ký, lựa chọn theo học; Casestudy24h gửi tới các em một vài chia sẻ dưới đây.

1🌾. Thương mại điện tử là ngành gì ?

Thương mại điện tử là thuật ngữ dành cho bất kỳ loại hình kinh doanh, buôn bán hoặc giao dịch thương mại. Nó liên quan đến công nghệ, Internet. Thương mại điện tử là một phương tiện giao dịch quen thuộc hiện nay. Bởi vì nó chính là sản phẩm của sự phát triển mạng Internet. Đặc biệt, nó phát triển mạnh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ví dụ đơn giản như việc chúng ta đặt hàng mua sản phẩm trên Facebook, Tiki, Shopee,… đó chính là một hoạt động của giao dịch Thương mại điện tử.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”

Tổng quan về thương mại điện tử, có lẽ hầu hết mọi người đều nghĩ nó chỉ là hình thức mua bán hàng hóa qua mạng internet. Tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử cũng được phân thành các hình thức khác nhau phụ thuộc vào đối tượng tham gia. Có 6 loại hình thương mại điện tử cơ bản:

- Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B);

- Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C);

- Khách hàng với Khách hàng (C2C);

- Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B); 

- Doanh nghiệp với chính phủ (B2A);

- Khách hàng với Chính phủ (C2A).

2🌾. Lợi ích của Thương mại điện tử

Không thể phủ nhận, đại dịch Covid -19 là một trong những tác động lớn nhất đến xu hướng thương mại điện tử năm 2020. Khi chính phủ trên toàn thế giới đóng cửa các cửa hàng và thực hiện giãn cách xã hội trong nhiều tháng để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, hành vi người dân mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Mà nó không có rào cản về thời gian hoặc khoảng cách. TMĐT đã mở rộng nhanh chóng trong những năm qua. Mặt khác nó được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới. Bởi vì người hưởng lợi nhiều nhất thường là khách hàng. Khách hàng sẽ mua được sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn. Còn doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm đến với thị trường một cách nhanh nhất.


Số liệu tổng hợp về sử dụng internet và các nền tảng di động đến cuối năm 2019.

Trên thực tế, các nhà phân tích thị trường khẳng định rằng ngành công nghiệp thương mại điện tử sẽ là người hưởng lợi lớn nhất từ đại dịch coronavirus – COVID 19. Tỷ lệ thâm nhập thị trường, hiện ở mức 15%, dự kiến sẽ tăng lên thành 25% vào năm 2025 (theo MarketWatch, 2020). Con số này đánh dấu một sự gia tăng lên đến 67% trong 5 năm. Cụ thể, TMĐT có những ưu điểm:

  • Giảm chi phí sản xuất, chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị.
  • Một nhân viên cùng một lúc có thể giao dịch với nhiều khách hàng.
  • Sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu trên một Catalogue điện tử phong phú và được cập nhật thường xuyên.
  • Giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Vì việc nhanh chóng thông tin hàng hóa đến người tiêu dùng (mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh kinh doanh.
  • Tạo điều kiện tìm kiếm các bạn hàng mới, cơ hội kinh doanh mới trên bình diện trong nước, khu vực và quốc tế.
  • Kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế. Lợi ích này còn có ý nghĩa đặt biệt quan trong đối với các nước đang phát triển, có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiến kịp các nước phát triển trong một thời gian ngắn nhất.

Hành trình mua sắm online trên các sàn TMĐT của khách hàng.

3🌾. Ngành Thương mại điện tử học những gì?

Với ngành Thương mại điện tử, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, nắm bắt chức năng và vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa;...

Đặc biệt, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin là những nội dung tối quan trọng sinh viên ngành Thương mại điện tử cần tích lũy.
Chọn ngành thương mại điện tử, sinh viên có cơ hội tiếp cận các môn đầy bổ ích và thú vị như: Kinh tế thương mại, Pháp luật thương mại điện tử, Marketing điện tử, Thư tín thương mại, Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại, Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Quản trị khách hàng trong Thương mại điện tử ....

4🌾. Học Thương mại điện tử ra trường là làm nghề gì?

Như vậy, bạn đã biết thương mại điện tử là ngành gì. Vậy sau khi tốt nghiệp ngành TMĐT bạn có thể đảm nhiệm các vị trí sau tại một doanh nghiệp như:

🌟 Chuyên viên phân tích Thương mại điện tử: Người đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị kỹ thuật số.
🌟 Chuyên viên quản lý hiệu suất Thương mại điện tử: Người chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận khách hàng và duy trì doanh thu cho doanh nghiệp.
🌟 Chuyên viên quản lý trang web thương mại điện tử.
🌟 Chuyên viên Marketing online tại doanh nghiệp.
🌟 Trở thành chuyên gia tư vấn, diễn giả đào tạo, giảng viên về Thương mại điện tử.
🌟 Khởi nghiệp kinh doanh Thương mại điện tử.


Các lĩnh vực có sự hiện diện của TMĐT.

Với những kiến thức và thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn từ Phòng marketing; Phòng nghiệp vụ kinh doanh; Phòng kế hoạch; Phòng tin học...ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.

Những năm qua, chúng ta chứng kiến sự đổ bộ chưa từng có của các “ông lớn” trong ngành Thương mại điện tử trong nước lẫn nước ngoài. Tiêu biểu là: Amazon, Alibaba, Lazada, Tiki, Ebay, Shopee… Như vậy, kinh doanh thông qua phương tiện công nghệ đang dần thay thế các phương tiện truyền thống. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đang dần chuyển mình theo xu hướng một cách mạnh mẽ. Đây cũng chính là những tín hiệu lạc quan, nó là một niềm tin tích cực cho những tân Cử nhân ngành TMĐT đang lựa chọn ngành học dẫn đầu xu hướng.

(Nguồn Tin: Casestudy24h)

ĐỘI NGŨ GIA SƯ CHẤT LƯỢNG

Nhắn tin Facebook Zalo: 093 2697 054