Có nên tiếp tục học lên Cao học khi đã đi làm?
Cập nhật: 16/11/2017 | 7:19:43 AM
Học Cao học hiện nay đang là xu hướng của rất nhiều người. Giống như một vị Tiến sĩ từng nói "Việt Nam ta đang phổ cập sau Đại học". Vậy có nên tiếp tục học Cao học sau khi đã đi làm? Học Cao học có giúp tăng cường trình độ và dễ xin việc làm không?
Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế hội nhập, các nền kinh tế đều hướng tới nền kinh tế tri thức. Các nhân sự cao cấp, các chuyên viên hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau đều là những người đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn tốt, bề dày kinh nghiệm và một tư duy logic, tổng hợp tốt. Và trong các yếu tố này thì yếu tố kinh nghiệm làm việc luôn được các công ty chú trọng khi tuyển dụng.
Trong bối cảnh đó, câu hỏi: "Có nên tiếp tục học Cao học sau khi đã đi làm?" là một câu hỏi mà rất nhiều người đã đặt ra.
- Liệu việc đi học Cao học có góp phần vào việc tăng cường cho trình độ của các bạn hay không?
- Các bạn được gì khi tiếp tục học Cao học?
Đây là một câu hỏi hay và rất phù hợp đối với xu hướng coi trọng bằng cấp hiện nay tại Việt Nam. Vậy câu trả lời sẽ là thế nào?
Học Cao học tại Việt Nam hiện nay vẫn theo chương trình học tập trung mấy tháng, nghỉ mấy tháng nên hầu hết các bạn đã đi làm vẫn có thể vừa học vừa làm.
Hiện nay, xu hướng học Cao học có một số hướng cơ bản:
1. Học lên sau Đại học vì chưa thật sự dám đối đầu với việc đi làm
Một số bạn sinh viên, sao khi tốt nghiệp vì chưa tự tin vào khả năng của mình hoặc đã đi làm nhưng không tồn tại và thích nghi được với công việc nên tự an ủi bằng việc học Cao học là cần thiết và học để ra trường sẽ tự tin hơn về kiến thức, về thích nghi....
Tuy nhiên, đối với những trường hợp này việc học không đem lại lợi ích gì cả mà càng ngày càng làm cho người đó thiếu tự tin hơn vì không khi học Cao học xong, kinh nghiệm làm việc vẫn là con số 0 tròn trĩnh, và khi tuyển dụng thường nhà tuyển dụng không đánh giá cao (thiếu kinh nghiệm làm việc).
2. Học Cao học vì xác định dành cho tương lai
Xu hướng này là xu hướng của những bạn khi ra trường đã hoặc đang đi làm, có mong muốn, tham vọng sẽ trở thành người lãng đạo (teamleader, trưởng phòng, Giám đốc,...). Học để đạt được mục tiêu vừa có kinh nghiệm làm việc vừa có bằng cấp cao để xứng đáng được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong tương lai.
Xu hướng này khá nhiều, đặc biệt đối với các bạn đã ra trường được 3-5 năm, đủ để tích lũy kinh nghiệm làm việc, đủ thời gian để đạt được vị trí cao trong công việc.
3. Học Cao học vì các bạn mình cũng học
Xu hướng này là xu hướng cũng chiếm số lượng kha khá trong một lớp Cao học. Những người này đã, đang đi làm, thấy các bạn mình xung quanh đều học cao lên. Vậy thì mình cũng đi học, không lẽ mọi người học, mình lại không học (đây có thể tạm coi là kém miếng khó chịu). Và với mục đích học như vậy thì việc học Cao học không hẳn đem lại nhiều ý nghĩa cho tương lai nhưng cũng có thể đột nhiên đem lại ý nghĩa trong tương lai khi một ngày nào đó bằng Cao học tự nhiên có vai trò trong một thời điểm cụ thể nào đó.